Trong môi trường kinh doanh luôn thay đổi, các doanh nghiệp cần liên tục thích ứng và cải tiến quy trình để duy trì tính cạnh tranh. Và, các chuyên gia Business Analyst đóng vai trò quan trọng trong quá trình này. Vì thế, triển vọng việc làm trong ngành Business Analyst không ngừng phát triển. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu du học ngành Business Analyst nên chọn quốc gia nào? Business Analyst khác gì Data Analyst?,… nhé!
Ngành Business Analyst – ngành học xu hướng mới
Business Analyst là gì?
Business Analyst (BA), dịch nôm na là Chuyên viên Phân tích kinh doanh, hay ở Việt Nam được biết đến là Chuyên viên Phân tích nghiệp vụ. Phân tích nghiệp vụ là hoạt động tạo điều kiện thay đổi trong bối cảnh của một tổ chức, được thực hiện bằng cách xác định nhu cầu, đề xuất các giải pháp và mang lại giá trị cho các bên liên quan.
Các chuyên viên phân tích kinh doanh có thể xác định vấn đề ở hầu hết mọi bộ phận của tổ chức, bao gồm:
- Các quy trình CNTT
- Cơ cấu tổ chức hoặc
- Phát triển nhân viên,…
Để đơn giản, bạn có thể hình dung BA là người đi tìm hiểu xem tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân đang gặp phải vấn đề gì, cần gì rồi đưa ra giải pháp tương ứng. Ở đâu có vấn đề, có cơ hội là ở đó có Business Analyst. Điều này có nghĩa là, bạn có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau như:
- Tài chính
- Y tế
- Giáo dục
- CNTT
- Tư vấn
- Thương mại điện tử
- Sản xuất,…
Công việc của Business Analyst là gì?
Nhiệm vụ của một Business Analyst gồm:
- Xác định và ưu tiên các nhu cầu và yêu cầu về chức năng và kỹ thuật của tổ chức
- Sử dụng SQL và Excel để phân tích các tập dữ liệu lớn
- Trực quan hóa dữ liệu bằng biểu đồ, bảng và các yếu tố khác
- Tạo các mô hình tài chính để hỗ trợ các quyết định kinh doanh
- Hiểu chiến lược, mục tiêu và yêu cầu kinh doanh
- Dự báo, lập ngân sách và thực hiện cả phân tích phương sai và phân tích tài chính
Trong phân tích kinh doanh, mỗi ngày bạn đều có thể gặp những thách thức mới và bạn cơ hội áp dụng kỹ năng của mình vào để giải quyết.
Những kỹ năng mà một Business Analyst cần có
Để có thể trở thành một chuyên viên phân tích nghiệp vụ tốt, ngoài kiến thức chuyên môn, bạn còn cần trang bị những kỹ năng sau:
- Phân tích dữ liệu
- Các công cụ Business Intelligence (BI)
- Mô hình hóa và phân tích quy trình
- Quản lý yêu cầu
- Phân tích hệ thống
- Prototyping và Wireframing
- Kiến thức về hệ thống ERP và CRM
- Vòng đời phát triển phần mềm (SDLC)
- Tư duy phân tích và phản biện
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng ra quyết định
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng đàm phán
- Kỹ năng quản lý thời gian
- Kỹ năng thích nghi linh hoạt
Tiềm năng công việc trong lĩnh vực Business Analyst
Sau khi học xong, bạn có thể cân nhắc làm việc ở một trong những vị trí dưới đây:
Chuyên viên phân tích nghiệp vụ: Bạn sẽ xác định các yêu cầu kinh doanh, đánh giá quy trình hoạt động và đề xuất những thay đổi nhằm nâng cao hiệu suất. Đảm nhận vai trò cầu nối giữa các đội nhóm, bạn sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động trơn tru và hiệu quả.
Nhà khoa học dữ liệu: Bạn sẽ sử dụng các phân tích nâng cao để đúc kết thông tin từ khối lượng dữ liệu lớn. Sau đó, xây dựng các mô hình dự đoán xu hướng, đảm bảo doanh nghiệp luôn đi trước một bước trong quá trình ra quyết định.
Chuyên viên phân tích nghiên cứu thị trường: Bạn sẽ thực hiện các nghiên cứu thị trường chuyên sâu, thu thập và phân tích dữ liệu để hiểu rõ các động lực của thị trường và quyết định của khách hàng. Đây là vị trí thích hợp cho những ai muốn tìm hiểu yếu tố thực sự chi phối bối cảnh kinh doanh.
Chuyên viên phân tích tài chính: Bạn sẽ xem xét các tập dữ liệu tài chính một cách chi tiết, sử dụng chuyên môn của mình để hỗ trợ quyết định đầu tư. Bằng cách hiểu rõ tình hình sức khỏe của các công ty và cung cấp các dự báo tài chính, bạn có thể đóng góp quan trọng vào việc đảm bảo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Tư vấn quản lý: Bạn sẽ cung cấp những lời khuyên chiến lược dựa trên dữ liệu. Các giải pháp của bạn sẽ giúp nâng cao hiệu suất tổ chức, đảm bảo doanh nghiệp duy trì được sự thành công và tính cạnh tranh. Vị trí này rất phù hợp với những bạn đam mê lập kế hoạch và thúc đẩy sự thay đổi.
Sự khác biệt giữa Business Analyst và Data Analyst
Data Analyst phù hợp với những bạn thích làm việc độc lập, hạn chế giao tiếp cũng như là thích làm việc với con số.
Muốn trở thành một DA giỏi, ngoài việc nắm vững công cụ, bạn còn cần phải:
- Hiểu về kinh doanh, nghiên cứu thị trường, hành vi người dùng
- Biết cách sắp xếp công việc, chủ động trong công việc
- Rèn luyện kỹ năng đưa ra ý tưởng, xác định đúng câu hỏi, đúng mục đích, lắp phép các phương pháp khác nhau để thử nghiệm, khảo sát nhằm đảm bảo được tính hiệu quả của kết quả đầu ra cũng như giảm thiểu sự lãng phí nguồn lực và thời gian.
- Chi tiết, tỉ mỉ và quan trọng nhất là tính cẩn thận.
Với vị trí Business Analyst, bạn cần có kỹ năng giao tiếp tốt trong công việc. Có thể trong cuộc sống bạn sống khép kín, ít giao tiếp với người khác nhưng trong công việc thì không được. Ngoài ra, làm BA cũng đòi hỏi tư duy logic, phản biện, đa chiều cũng như đòi hỏi nhiều trải nghiệm trong cuộc sống.
Du học ngành Business Analyst – Nên chọn quốc gia nào?
Học Business Analyst tại New Zealand
Mức lương trung bình của BA tại New Zealand dao động khoảng NZ$115.000-NZ$140.000/năm. Trong khi đó, những người nhiều kinh nghiệm có thể kiếm được NZ$145.000-NZ$160.000/năm (theo Absolute IT, 2023).
Theo trang careers.govt.nz, nhu cầu cho vị trí Business Analyst tại New Zealand rất cao vì:
- Nhà tuyển dụng khu vực công và tư nhân cần nhân sự có kỹ năng phân tích kinh doanh.
- Nhu cầu chuyên viên phân tích nghiệp vụ có tay nghề cao trong lĩnh vực CNTT.
Bạn có thể cân nhắc những trường đào tạo dưới đây:
- University of Waikato
- Victoria University of Wellington
- The University of Auckland
- Massey University
- University of Canterbury
- University of Otago
- Auckland University of Technology
Du học Canada ngành Business Analyst
Thị trường việc làm cho ngành Business Analyst đang bùng nổ ở Canada, đặc biệt ở các thành phố Toronto, Ottawa, Montreal và Vancouver.
Mức lương trung bình của BA tại Canada khoảng CAD$75.970/năm (theo trang indeed.com).
Bạn có thể cân nhắc những trường đào tạo dưới đây:
- McGill University
- University of Toronto
- University of British Columbia
- University of Alberta
- Universite de Montreal
- McMaster University
- University of Waterloo
- Western University
- University of Ottawa
- University of Calgary
Học Business Analyst ở Úc
BA ở Úc kiếm được mức lương trung bình là A$115.000/năm, với:
- Mức lương thấp nhất là A$100.000/năm (chưa có nhiều kinh nghiệm)
- Mức lương có thể lên đến A$130.000/năm với những người có nhiều kinh nghiệm.
Dưới đây là mức lương trung bình hằng năm của vị trí BA trong các ngành được trả lương cao nhất ở Úc:
- IT: A$142.816/năm
- Ngân hàng: A$139.567/năm
- Bảo hiểm: A$139.305/năm
- Chăm sóc sức khỏe và y tế: A$117.208/năm
- Tư vấn và chiến lược: A$115.593/năm
- Chính phủ và quốc phòng: A$114.555/năm
- Kế toán: A$114.293/năm
- Giáo dục và đào tạo: A$108.824/năm
Bạn có thể cân nhắc những trường đào tạo dưới đây:
- Monash University
- Griffith University
- The University of Western Australia
- Deakin University
- University of Newcastle
- La Trobe University
Du học Anh ngành Business Analyst
Mức lương trung bình của BA tại Anh là £39.000/năm. Trong đó, mức lương khởi điểm cho người mới là £23.000/năm và £55.000/năm cho người có nhiều kinh nghiệm (theo nationalcareers.service.gov.uk).
Bạn có thể cân nhắc những trường đào tạo dưới đây:
- University of Leeds
- London School of Economics and Political Science
- University of Southampton
- The University of Manchester
- Imperial College London
Trên đây là những thông tin cơ bản về du học ngành Business Analyst. Koru Education hy vọng đã giúp bạn có thêm thông tin hữu ích để chuẩn bị tốt nhất cho kế hoạch học tập của mình. Nếu bạn cần thêm thông tin về trường, ngành học, học bổng, lộ trình học tập, đừng ngần ngại liên hệ Koru. Chúng tôi đã có hơn 7 năm kinh nghiệm tư vấn du học New Zealand, Úc, Canada, Anh với tỷ lệ đạt visa trung bình từ 95-100%.