New Zealand là quốc gia đầu tiên luật hóa Bộ quy chế Bảo trợ và chăm sóc du học sinh trên thế giới. Vì vậy, khi học tại đây, bạn không chỉ được tiếp cận với nền giáo dục hàng đầu mà còn được đảm bảo an toàn. Vậy để hành trình du học New Zealand đạt được kết quả mỹ mãn, bạn nên chuẩn bị gì? Cùng tham khảo kinh nghiệm du học New Zealand được Koru đúc kết dưới đây nhé!
Nhưng trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem đi du học New Zealand có những lợi thế gì.
Lợi thế khi du học New Zealand
Bằng cấp được công nhận trên toàn thế giới
8 trường đại học công lập tại New Zealand đều nằm trong TOP 3% đại học hàng đầu trên thế giới (QS World University Rankings 2021).
Cơ quan Quản lý Chứng chỉ New Zealand (NZQA) luôn đảm bảo chất lượng giáo dục cao ở mọi cấp độ, cả trường công lẫn trường tư.
Luật hóa Bộ quy chế Bảo trợ và chăm sóc du học sinh
New Zealand là quốc gia đầu tiên trên thế giới luật hóa Bộ quy chế Bảo trợ và chăm sóc du học sinh. Bộ quy chế đưa ra tiêu chuẩn mà các trường phải tuân theo dù trong hay ngoài khuôn viên trường.
Đồng thời, nó cũng nêu ra các quyền lợi mà du học sinh có thể yêu cầu trường đáp ứng trong thời gian theo học.
Nền giáo dục với những thành tích đáng nể
- Xếp thứ #7 trên thế giới về sinh viên tốt nghiệp có thành tích cao (OECD Skill Surveys).
- Nền giáo dục New Zealand xếp hạng #11 trong các nền giáo dục tốt nhất trên thế giới (US News and World Report, 2021).
- Đứng đầu về việc chuẩn bị tương lai cho học sinh trong số các quốc gia sử dụng tiếng Anh (theo The Worldwide Educating for the Future Index (2017 – 2019)), Economist Intelligence Unit).
- Hạng nhất về quyền lợi làm việc cho sinh viên quốc tế so với 9 quốc gia khác (theo Global Perspectives on International Student Employability 2019).
- Lọt trong TOP 10 trong số 139 quốc gia về độ sáng tạo (Global Creativity Index 2015).
>>> 06 lý do bạn nên du học New Zealand
Kinh nghiệm trước khi đi du học New Zealand
Tìm hiểu về đất nước và giáo dục New Zealand
Để chuẩn bị tốt cho quá trình du học New Zealand, bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin về quốc gia này. Dưới đây là những nguồn thông tin uy tín mà bạn có thể tham khảo:
- Thông tin từ Tổng Lãnh sự quán New Zealand tại Việt Nam: https://www.facebook.com/nzembassyvietnam
- Trang thông tin của Sở Di trú New Zealand: https://www.immigration.govt.nz/
- Thông tin trên website của các trường
- Triển lãm du học New Zealand được tổ chức bởi Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENZ), Đại sứ quán và Tổng Lãnh sự quán New Zealand
- Đơn vị tư vấn du học New Zealand uy tín như Koru Education. Koru sẽ tư vấn và thiết kế lộ trình du học phù hợp với năng lực và ngân sách của bạn. Từ đó, giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí.
Lựa chọn công ty tư vấn du học New Zealand uy tín như thế nào?
Khi tìm đơn vị làm hồ sơ du học New Zealand, bạn nên đánh giá những yếu tố sau để kiểm tra độ uy tín:
- Họ có chuyên về New Zealand hay không? Tỷ lệ đạt visa là bao nhiêu?
- Đã có nhiều kinh nghiệm chưa?
- Tư vấn viên có chuyên nghiệp không? Có kinh nghiệm thực tế về New Zealand không?
- Những khách hàng từng làm hồ sơ tại công ty đó có đánh giá tốt về họ hay không?
Koru Education tự hào là công ty tư vấn du học chuyên về New Zealand. Tư vấn viên của chúng tôi từng có thời gian học tập và sinh sống tại quốc gia này. Vì vậy, họ có thể tư vấn cho phụ huynh và học sinh những kinh nghiệm vô cùng thực tế.
Trong suốt những năm qua, tỷ lệ đạt visa của Koru luôn từ 95 – 100%. Và những khách hàng từng làm hồ sơ du học tại Koru luôn có phản hồi tích cực về chúng tôi.
>>> Những feedback yêu thương từ khách hàng của Koru Education
Kinh nghiệm chọn trường, chọn ngành ra sao?
Do mỗi trường sẽ có những ngành thế mạnh khác nhau. Vì vậy, để chọn trường phù hợp, trước tiên, bạn cần phải biết mình muốn học ngành gì.
Ví dụ, nếu đam mê khoa học máy tính, bạn có thể cân nhắc 4 ngôi trường sau (dựa trên BXH U.S.News & World Report):
- University of Auckland
- Victoria University Wellington
- Massey University
- Auckland University of Technology
Sau khi có danh sách trường, bạn sẽ “cân đong đo đếm” về mặt học phí và chi phí sinh hoạt để lựa chọn.
Vậy làm sao để chọn được ngành học phù hợp?
Điều này sẽ dựa trên nhiều yếu tố như:
- Bạn thích làm cái gì?
- Thế mạnh của bạn là gì? Cái gì bạn làm tốt nhất?
- Thị trường lao động đang cần những kỹ năng nào ở nhân sự?
- Cái gì khiến người ta sẵn sàng trả lương cho bạn?
- Cân nhắc lựa chọn ngành học dựa trên điều kiện tài chính của gia đình. Ví dụ, những ngành học về Khoa học và Công nghệ sẽ có học phí cao hơn so với nhóm ngành về Nghệ thuật, Nhân văn, Khoa học xã hội.
Bạn có thể đọc thêm bài viết “Nên chọn ngành gì khi du học New Zealand?” để hiểu rõ hơn
Kinh nghiệm chọn khu vực học tập tại New Zealand
Chọn khu vực nào để học tập phần lớn phụ thuộc vào việc bạn chọn ngành, trường học nào. Bên cạnh đó, nó cũng còn tùy vào ngân sách sinh hoạt và cơ hội việc làm.
Các thành phố lớn như Auckland, Wellington sẽ có nhiều cơ hội việc làm. Tuy nhiên, chi phí sinh hoạt sẽ đắt hơn so với các thành phố nhỏ.
Kinh nghiệm trong quá trình làm hồ sơ du học New Zealand
Chuẩn bị hồ sơ du học New Zealand là công đoạn tốn khá nhiều thời gian. Koru Education khuyến khích bạn nên chuẩn bị càng sớm càng tốt. Để lỡ có trục trặc, bạn vẫn có thời gian bổ sung, chỉnh sửa.
Hồ sơ xin visa du học New Zealand gồm những gì?
- Passport hợp lệ (còn hạn tối thiểu 6 tháng và ít nhất 2 trang trắng trong passport)
- Ảnh 4 x 6 được chụp theo kiểu hộ chiếu
- Bảng điểm, học bạ, bằng cấp bậc học gần nhất tại thời điểm nộp hồ sơ
- Chứng chỉ IELTS/PTE/TOEFL hoặc tương đương
- Thư mời nhập học
- Thư cấp học bổng (nếu có)
- Giấy tờ chứng minh tài chính du học New Zealand như sổ tiết kiệm, sao kê thu nhập hằng tháng, hợp đồng lao động, phiếu lương,…
- Giấy xác nhận đang là học sinh/sinh viên của trường hoặc đang công tác tại một đơn vị nào đó
- Giấy chứng nhận sức khỏe từ phòng khám được công nhận bởi INZ
- Lý lịch tư pháp (không quá 6 tháng)
>>> Hướng dẫn chi tiết xin visa du học New Zealand 2025
Kinh nghiệm chuẩn bị hành lý khi du học New Zealand
Hồ sơ và giấy tờ tùy thân
Đây là những thứ bất ly thân với du học sinh. Và, chúng cần được chuẩn bị đầu tiên khi sắp xếp hành lý du học.
Dưới đây là những giấy tờ quan trọng bạn cần mang theo khi đến New Zealand:
- Passport và Thị thực du học
- Thư mời nhập học cùng biên lai các khoản phí đã nộp
- Giấy khám sức khỏe
- Thông tin cá nhân gồm số điện thoại, email và địa chỉ
- Thông tin người bảo hộ tại Việt Nam và người thân ở New Zealand (nếu có)
- Giấy tờ cá nhân khác như giấy khai sinh, CCCD, giấy phép lái xe
- Bảng điểm, học bạ, bằng cấp, chứng chỉ tiếng Anh
- Ảnh kích thước passport (nên có từ 4 ảnh trở lên)
Koru Education khuyến khích bạn nên chuẩn bị khoảng 2 bộ và để mỗi bộ vào túi riêng. Một bộ bạn luôn mang theo bên người để tiện khi làm khai báo hải quan. Còn một bộ bạn có thể để vào hành lý ký gửi.
Thuốc
Bạn nên mang tất cả những loại thuốc mà bản thân thường xuyên sử dụng. Đừng quên mang theo toa kê của bác sĩ (nếu có). Các thuốc thông dụng thì New Zealand vẫn có, nhưng khi mới sang, bạn chưa quen thuộc đường sá để đi mua hoặc có thói quen quy đổi tiền và cảm thấy mua ở New Zealand đắt đỏ hơn.
Những thuốc không thông dụng hoặc không được phép bán nếu không có toa kê thì bạn phải qua bác sĩ gia đình để lấy đơn thuốc.
Đổi tiền – Mang tiền
Hải quan New Zealand cho phép bạn mang tối đa NZ$10.000. Bạn không nhất thiết phải mang nhiều, chỉ cần mang đủ dùng trong 1-2 tháng đầu là được. Vì sau khi đến New Zealand, bạn sẽ mở tài khoản ngân hàng. Ở New Zealand, mọi người chủ yếu sử dụng thẻ để thanh toán, không dùng tiền mặt nhiều.
Thông thường, để mở tài khoản tại New Zealand, bạn cần phải đặt lịch trước (có thể đến ngân hàng hoặc gọi điện). Lưu ý, bạn không nộp tiền vào tài khoản mà số tiền đó không rõ nguồn gốc. Vì ngân hàng hoặc INZ có thể kiểm tra và truy vấn bạn về số tiền này. Với ngân hàng, họ có thể chỉ quan tâm đến số tiền lớn. Nhưng với INZ, họ có thể kiểm tra từng khoản và yêu cầu bạn giải trình:
- Số tiền được chuyển vào/nộp vào là của ai và nguồn gốc từ đâu?
- Vì sao bạn lại nhận được số tiền này? Hoặc, Vì sao họ lại chuyển cho bạn?
- Có bằng chứng nào không?
Một vài lưu ý khi chuẩn bị hành lý du học New Zealand
- Bạn không được mang đồ tươi sống, hoa quả, cây giống. Nếu bị phát hiện, bạn sẽ bị phạt khoảng NZ$400.
- Hãng hàng không Malaysia, Singapore thường cho mang hành lý ký gửi là 30kg, hành lý xách tay là 7kg. Hãng China Southern là 2 kiện, mỗi kiện 23kg và hành lý xách tay là 7kg. Hãng Air New Zealand là 1 kiện 23kg cùng hành lý xách tay 7kg. Bạn nên kiểm tra kỹ khi đặt vé máy bay để tránh mang quá số kg quy định.
- Nếu mang theo laptop, bạn nhớ mang thêm sạc ba chấu. Vì ở New Zealand chỉ sử dụng loại ổ điện này.
- Chỉ nên mang mì gói và đồ khô đủ dùng cho vài tuần đầu. Ở các thành phố lớn tại New Zealand đều có cửa hàng, nhà hàng phục vụ đồ châu Á.
Đặc biệt lưu ý, bạn không bao giờ được mang giúp đồ của người khác. Nếu người nhà/người quen nhờ mang hộ, bạn cần phải biết đó là cái gì. Khi nhập cảnh, hải quan sẽ luôn hỏi bạn: “Tất cả những đồ đạc trong này có phải của bạn không? Bạn có biết những thứ trong đó là gì không?”
>>> Tham khảo bài viết “Bạn nên mang gì khi đi du học? Hướng dẫn soạn vali du học”
Nhập cảnh vào New Zealand
Khi nhập cảnh, sẽ phân ra thành 2 làn chính là cần khai báo và không cần khai báo. Thông thường, là dành cho người mang đồ ăn (hay những đồ cần khai báo) hoặc không mang đồ ăn. Với hộ chiếu Việt Nam, bạn sẽ xếp hàng bên quầy hải quan.
Để tiết kiệm thời gian, bạn nên điền New Zealand Traveller Declaration (NZTD) online trước khi đến New Zealand. Trường hợp không làm online, bạn sẽ điền vào tờ khai được nhân viên hàng không phát trên máy bay. Hoặc, bạn có thể lấy trực tiếp tại khu vực hải quan.
Sau khi ra khỏi sân bay, bạn có thể sử dụng shuttle hoặc đặt các dịch vụ đưa đón sân bay/taxi,… để di chuyển về nơi ở.
Kinh nghiệm học tập và làm việc tại New Zealand
Làm thêm khi du học New Zealand
Khi du học New Zealand, bạn có thể đi làm thêm để:
- Trang trải chi phí sinh hoạt
- Tích lũy kinh nghiệm làm việc
- Rèn luyện khả năng tiếng Anh
Là du học sinh, bạn được phép làm tối đa 20 giờ/tuần trong thời gian học. Và, bạn có thể làm toàn thời gian trong các kỳ nghỉ.
Sinh viên thạc sĩ nghiên cứu và nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ được phép làm 40 giờ/tuần ngay cả trong thời gian học.
Lưu ý:
- Bạn không được phép làm thêm dưới mọi hình thức với Visitor Visa.
- Bạn nên kiểm tra trên eVisa có thể hiện bạn được phép làm thêm hay không.
Bạn có thể tìm công việc làm thêm trên các trang như:
- seek.co.nz
- nz.indeed.com
- trademe.co.nz
- nz.linkedin.com
- nz.jora.com
>>> Kinh nghiệm làm thêm khi du học New Zealand
Làm sao để học tốt tại New Zealand?
Tự lập trong việc học
Khi học tập tại New Zealand, thời gian lên lớp không quá nhiều. Do đó, bạn cần có khả năng tự học cao.
Với bài luận văn, báo cáo, bạn phải dành nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau.
Tuy nhiên, không cần lo lắng, giảng viên sẵn sàng hỗ trợ bạn khi cần. Chỉ cần bạn chịu hỏi, họ sẽ luôn nhiệt tình giải đáp thắc mắc cho bạn.
Tuyệt đối không được vi phạm luật đạo văn
Nếu bạn rơi vào các trường hợp sau thì sẽ bị xem là đạo văn bất kể là vô tình hay cố ý:
- Đạo toàn bộ tác phẩm
- Đạo văn do quên dùng ngoặc kép
- Đạo văn do không dẫn nguồn/ dẫn sai nguồn/ dẫn thiếu nguồn
Nếu bài viết của bạn được cho là đạo văn, bạn có thể:
- Bị đình chỉ học
- Thậm chí là bị đuổi học
Khi làm tiểu luận hay luận văn, bạn có thể sử dụng các công cụ phát hiện đạo văn trực tuyến như Turnitin. Tuy nhiên, công cụ này chỉ đóng vai trò là “text matching system”. Quyết định cuối cùng vẫn nằm ở phía nhà trường.
Ví dụ: Nếu kiểm tra Turnitin, bài luận của bạn có mức độ similarity là 25%. Tuy nhiên, nó lại bị đánh dấu nguyên cả đoạn. Hoặc 25% similarity đó đến từ một nguồn tham khảo, bạn vẫn bị xem là đạo văn.
Ngược lại, bài viết của bạn có thể lên đến 30% similarity. Nhưng thông tin lại đến từ nhiều nguồn khác nhau. Mỗi nguồn không quá 3%. Bài của bạn vẫn hoàn toàn được chấp nhận.
Tốt nhất, bạn nên hạn chế sử dụng trích dẫn của người khác trong bài luận của mình. Đừng quên đọc thêm nhiều tài liệu liên quan để tránh bị trùng ý tưởng mà bản thân không biết.
Đừng để “nước đến chân mới nhảy”
Đừng để đến ngày thi mới mang bài ra ôn. Vì bạn sẽ ôn không kịp. Lượng kiến thức của mỗi môn học luôn rất nhiều. Bạn nên chia nhỏ ra và ôn tập mỗi ngày, thay vì dồn tất cả vào một lúc. Điều này giúp bạn vừa đỡ căng thẳng vừa có thể đạt kết quả như mong muốn.
Làm việc tại New Zealand sau khi tốt nghiệp
Tùy cấp bậc học, sau khi tốt nghiệp, bạn có thể xin Post-study work visa để làm việc tại New Zealand. Bạn có thể mang gia đình đến New Zealand. Vợ/chồng bạn có thể đi làm với work visa. Con bạn sẽ được học miễn phí.
Lưu ý:
- Với bậc Cử nhân/Thạc sĩ hoặc Chứng chỉ sau đại học (Postgraduate Diploma), bạn hoàn toàn đủ điều kiện cho PSWV.
- Graduate Diploma (Level 7), Certificate, Diploma Level 5 hoặc 6: Cần kiểm tra xem bằng cấp của mình có nằm trong danh sách đủ điều kiện cấp visa này hay không.
Kinh nghiệm sống tại New Zealand
Mua sim điện thoại
Bạn có thể mua sim điện thoại tại sân bay, hoặc các siêu thị lớn, các khu mua sắm. Một số hãng phổ biến tại New Zealand là Skinny, 2degree, Spark, One, Kogan,… Bạn có thể mua theo gói 1 năm, 2 năm dịch vụ với nhà mạng để được giảm giá điện thoại. Ngoài ra, bạn có thể chọn những gói rollover data/minutes. Gói này cho phép bạn cộng dồn sang tháng sau nếu tháng này dùng không hết.
Đăng ký bác sĩ gia đình
Với những bạn đi du học và bảo lãnh cả gia đình thì nên tìm hiểu việc đăng ký bác sĩ gia đình. Ví dụ, bạn học Thạc sĩ, bảo lãnh cho vợ/chồng có Work Visa và con bạn theo học trường công miễn phí tại New Zealand. Với trường hợp con của bạn thì sẽ được hưởng y tế bản địa. Còn vợ/chồng khi nào có Work Visa 2 năm hoặc tổng thời gian từ 2 năm thì mới có thể hưởng y tế bản địa.
Để tìm bác sĩ gia đình, bạn vào Google tra cứu “GP và nơi bạn đang ở”. Chỗ nào bạn cảm thấy gần nơi ở của mình hoặc phù hợp thì có thể gọi điện thoại/đến tận nơi để hỏi xem họ còn nhận đăng ký không.
Lưu ý, không phải bạn đăng ký là sẽ có ngay, Bộ Y tế sẽ xét duyệt trong vài tuần để xem bạn có đủ điều kiện để hưởng chính sách hay không. Sau khi xét duyệt thành công, bạn mới được hưởng dịch vụ khám chữa bệnh được trợ giá từ Chính phủ.
Mã số thuế
Sau khi mở tài khoản ngân hàng, bạn cần đăng ký mã số thuế IRD. Bạn cần mã số này để công ty có thể trả lương và đóng thuế cho bạn. Thông thường, bạn có thể đăng ký online. Nhưng, nếu hệ thống lỗi, bạn có thể gửi qua đường bưu điện. Nếu làm online, thường bạn nhận được thông báo trong 2 ngày làm việc qua email/tin nhắn hoặc 12 ngày qua thư bưu điện.
Để đăng ký IRD, bạn cần chuẩn bị:
- Hộ chiếu
- Visa (NZ application number)
- Mã số thuế từ Việt Nam hoặc lý do vì sao bạn không có mã số này
- Số tài khoản ngân hàng
Thuê nhà/Share phòng
Khi thuê nhà/share phòng, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Tiền thuê trả trước và tiền đặt cọc
- Hợp đồng thuê nhà: có thời hạn hay định kỳ?
- Bảo hiểm, thuế cho bất động sản
- Tìm hiểu kỹ về quyền cũng như trách nhiệm của bên thuê và bên cho thuê
>>> Đọc thêm bài viết “Đôi điều cần lưu ý khi thuê nhà ở New Zealand“
Hy vọng những kinh nghiệm du học New Zealand mà Koru chia sẻ ở trên đã giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho hành trình của mình. Nếu bạn cần tư vấn lộ trình học tập tại New Zealand, đừng ngần ngại liên hệ chúng tôi. Với hơn 7 năm kinh nghiệm cùng tỷ lệ đạt visa 95 – 100%, chúng tôi sẽ hỗ trợ tốt nhất cho bạn.