Phỏng vấn visa du học Úc không bắt buộc đối với tất cả đương đơn. Thường chỉ một bộ phận nhỏ rơi vào tình huống này khi nộp đơn. Vậy bạn có thuộc diện nguy cơ cao bị phỏng vấn bởi lãnh sự quán Úc hay không? Cùng Koru Education tìm hiểu trong bài viết dưới đây nha!
Khi nào bạn được mời phỏng vấn xin visa du học Úc?
Chỉ một số ít trường hợp bị phỏng vấn khi nộp đơn xin visa du học Úc. Thường thì nhân viên xét hồ sơ chỉ gọi phỏng vấn bạn khi:
- Nghi ngờ tính minh bạch của thông tin trong hồ sơ
- Cần làm rõ một vài thông tin trong hồ sơ như lộ trình học tập, tài chính của gia đình
Bạn sẽ không được báo trước ngày, giờ phỏng vấn. Do đó, bạn cần luôn mở điện thoại cũng như chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho buổi phỏng vấn diễn ra bất cứ lúc nào.
Thông thường, vòng phỏng vấn visa du học Úc diễn ra khoảng 1 – 2 tuần sau khi bạn nhận được thông báo đi khám sức khỏe từ lãnh sự quán Úc.
Hình thức phỏng vấn visa du học Úc
Nhân viên xét duyệt hồ sơ sẽ liên hệ qua điện thoại để phỏng vấn bạn. Buổi phỏng vấn được tiến hành bằng tiếng Việt. Do đó, bạn không cần quá lo lắng nếu sử dụng tiếng Anh mình sẽ không trình bày rõ ý.
Nếu học sinh dưới 18 tuổi, ba mẹ sẽ là người được liên hệ để phỏng vấn. Trường hợp này, Koru Education sẽ hướng dẫn ba mẹ cách trả lời câu hỏi để tránh bị “khớp” khi có người liên hệ phỏng vấn.
Buổi phỏng vấn visa du học Úc diễn ra trong bao lâu?
Thời gian phỏng vấn kéo dài từ 15 – 30 phút. Tuy nhiên, với những bộ hồ sơ phức tạp, thời gian phỏng vấn có thể lên đến 1 tiếng.
Các câu hỏi phỏng vấn visa du học Úc thường gặp
Trong suốt thời gian phỏng vấn, bạn sẽ được hỏi một loạt câu hỏi. Và những câu hỏi này đều sẽ xoay quanh các nội dung:
- Quá trình học tập tại Việt Nam
- Thông tin trường học, ngành học, kế hoạch học tập tại Úc
- Tình hình tài chính của gia đình
- Kế hoạch cho việc sinh sống và học tập tại Úc
- Dự định sau khi kết thúc khóa học
Tại sao bạn muốn du học Úc?
Bạn có thể trả lời câu hỏi này bằng cách:
- Nêu những điểm mạnh trong hệ thống giáo dục và văn hóa của quốc gia này phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp và cá nhân của bạn như thế nào.
- Chính phủ Úc đã đầu tư cho giáo dục ra sao? Chính sách dành cho du học sinh tốt thế nào?
Vì sao bạn lại chọn trường và ngành học này?
Nếu bạn có câu chuyện đằng sau quyết định chọn ngành học, hãy kể nó.
Ví dụ, bạn chọn ngành Social Work vì được truyền cảm hứng từ ba của bạn. Từ nhỏ bạn đã nhìn thấy ba luôn giúp đỡ người khác. Và bạn mong muốn lớn lên mình cũng sẽ là người có thể hỗ trợ những người khác trong cộng đồng. Do đó, bạn chọn học ngành này.
Còn nếu bạn chọn ngành học vì tiềm năng nghề nghiệp, bạn có thể đưa ra con số dự báo về ngành học đó trong tương lai.
Về lý do chọn trường, bạn nên đọc kỹ thông tin trên website của trường đã chọn:
- Xếp hạng tổng thể, xếp hạng của trường về ngành học bạn chọn
- Những điểm nổi bật của trường đối với ngành học của bạn
- Dịch vụ hỗ trợ du học sinh như thế nào?
Bạn sẽ chi trả cho việc học tập tại Úc như thế nào?
Câu hỏi này đòi hỏi bạn phải nắm rõ tài chính của bản thân hoặc người tài trợ tài chính cho bạn.
Thu nhập hằng tháng là bao nhiêu? Đến từ những nguồn nào (tiền lương, doanh thu công ty, kinh doanh buôn bán,…)? Ngoài thu nhập cố định, bạn có nguồn thu nhập nào khác không? Có tài sản giá trị (nhà cửa, đất đai, xe cộ,..) không?
Tốt nhất, bạn nên kiểm tra lại những giấy tờ đã nộp cho lãnh sự quán để đảm bảo thông tin bạn trả lời khớp với hồ sơ họ đang có.
Những câu hỏi về quá trình học tập trước đây
Với các câu hỏi này, bạn cần lưu ý người phỏng vấn có thể hỏi từ:
- Trường học
- Lớp học
- Học lực
- Tên giáo viên chủ nhiệm
- Môn học mà bạn yêu thích
Bạn có thể trả lời những câu hỏi này rất dễ dàng. Nhưng chưa chắc ba mẹ bạn cũng vậy. Rất nhiều trường hợp ba mẹ không nhớ giáo viên chủ nhiệm con mình tên gì hay môn học con yêu thích là gì.
Do đó, với hồ sơ du học Úc dưới 18 tuổi, Koru Education hướng dẫn rất chi tiết những câu hỏi nhỏ nhặt thế này cho ba mẹ.
Kế học học tập của bạn tại Úc như thế nào?
Câu hỏi này nhằm kiểm tra bạn có nắm rõ lộ trình học tập của mình tại Úc hay không.
Ví dụ, bạn du học từ bậc trung học, bạn cần đưa ra:
- Thời gian học trung học kéo dài bao lâu?
- Sau khi học xong trung học, bạn sẽ học tiếp cao đẳng, đại học hay học nghề? Khóa học kéo dài bao lâu?
- Học phí khóa học là bao nhiêu?
Bạn cũng nên chú ý đến thời gian bắt đầu và kết thúc khóa học nữa nhé.
Bạn sẽ ở đâu tại Úc?
Với câu hỏi này, bạn cần nhớ rõ địa chỉ nơi mình sẽ ở để cung cấp cho người phỏng vấn. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu thêm từ chỗ ở đến trường mất bao nhiêu phút? Có phương tiện công cộng để di chuyển không?
Bạn có thể sử dụng Google Maps để trả lời những câu hỏi này.
Kế hoạch của bạn sau khi hoàn thành khóa học tại Úc là gì?
Nếu gia đình bạn có công ty, bạn có thể trả lời bản thân sẽ quay về để phụ giúp.
Nếu không, hãy tìm một công ty bạn ao ước được làm việc và kể về nó. Ví dụ, sau khi học xong, tôi sẽ trở về Việt Nam và tìm việc tại tập đoàn X với vị trí nhân viên Marketing. Mục tiêu 2 – 3 năm sau, tôi sẽ bước lên vị trí quản lý của công ty. Và 5 năm tiếp theo sẽ là vị trí giám đốc.
>>> Đọc thêm bài viết “Visa 485 dành cho du học sinh sau tốt nghiệp”
Kinh nghiệm phỏng vấn visa du học Úc
Dưới đây là một vài tips giúp bạn chuẩn bị cho buổi phỏng vấn diễn ra thành công nhé!
Bình tĩnh, tự tin
Koru Education biết rằng vì vòng phỏng vấn rất quan trọng nên bạn sẽ không tránh khỏi cảm giác lo lắng. Cách tốt nhất để vượt qua cảm xúc này chính là chuẩn bị thật kỹ. Bạn càng chuẩn bị chỉn chu bao nhiêu, bạn càng tự tin bấy nhiêu.
Bạn có thể luyện tập trước gương bằng cách tự hỏi, tự trả lời. Hoặc nhờ bạn bè/người thân luyện tập cùng.
Khi trả lời phỏng vấn, bạn hãy duy trì tốc độ nói vừa phải. Điều này nhằm đảm bảo người phỏng vấn có thể nghe rõ câu trả lời của bạn.
Trung thực
Đây là điều cực kỳ quan trọng khi tham gia phỏng vấn. Nếu bạn không biết câu trả lời, cứ thành thật chia sẻ là mình không biết. Mọi thông tin bạn cung cấp cho lãnh sự quán đều phải đảm bảo đúng sự thật. Nếu họ phát hiện bạn gian dối, hồ sơ của bạn có thể bị cho vào “danh sách đen (blacklist)” của lãnh sự. Và, bạn có thể đối diện với nguy cơ cấm nhập cảnh vĩnh viễn vào Úc.
Lắng nghe cẩn thận câu hỏi trước khi trả lời
Bạn cần nghe kỹ, nghe hết câu hỏi trước khi trả lời. Trường hợp không nghe rõ, hãy nhờ họ nhắc lại câu hỏi lần nữa. Đừng trả lời đại cho xong. Nó sẽ khiến bạn bị đánh giá không tốt đấy.
Trả lời đúng trọng tâm
Đừng trả lời chung chung và cũng đừng giải thích dài dòng. Nhân viên xét hồ sơ có thể mất kiên nhẫn nếu bạn trả lời rất nhiều nhưng lại không đúng những gì họ hỏi đấy.
Nếu họ cắt ngang bạn, bạn sẽ dễ rơi vào trạng thái sợ ban đầu. Điều này dẫn đến những câu hỏi sau bạn sẽ không trả lời tốt.
Vì vậy, hãy nhớ trả lời đúng trọng tâm câu hỏi, đưa ra đúng thông tin mà họ muốn biết là được.
Luôn mở điện thoại
Vì phỏng vấn sẽ diễn ra qua điện thoại nên bạn cần đảm bảo điện thoại của mình luôn trong tình trạng liên hệ được.
Trường hợp khi nhân viên lãnh sự liên hệ mà bạn:
- Đang ở bên ngoài không tiện nghe máy
- Hoặc ở một nơi quá ồn
bạn có thể hẹn họ liên hệ lại sau. Tuy nhiên, đừng từ chối cuộc gọi nhé.
Hãy trả lời tự nhiên hết sức có thể
Bạn không nên cố học thuộc các câu trả lời. Vì nó có thể khiến cách trả lời của bạn như đang “trả bài”. Hãy trả lời thật tự nhiên như bạn đang trò chuyện cùng bạn bè/người thân về kế hoạch du học của mình vậy.
Bạn đang có kế hoạch du học Úc 2024? Hãy liên hệ Koru Education để được tư vấn chi tiết lộ trình học tập giúp tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí nhé!
Koru Education tự hào đã đồng hành cùng hàng ngàn học sinh Việt Nam thực hiện ước mơ du học của mình. Tỷ lệ đạt visa trung bình của học sinh chúng tôi từ 95 – 100%.