Kinh nghiệm phỏng vấn visa du học Anh thành công từ lần đầu

Phỏng vấn được xem là “cửa ải” khó nhằn khi nộp đơn xin visa du học Anh. Nếu bạn làm hồ sơ tại trung tâm tư vấn du học như Koru Education chẳng hạn, bạn sẽ được hỗ trợ tốt nhất. Nhưng, nếu bạn “tự thân vận động” thì phải thế nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn visa du học Anh của mình nhé! 

>>> Đọc thêm bài viết Hướng dẫn chi tiết xin visa du học Anh

Du học Anh có cần phỏng vấn xin visa không?

Câu trả lời là Không. Không phải đương đơn nào cũng được yêu cầu tham gia phỏng vấn với Cơ quan Thị thực và Nhập cảnh Vương Quốc Anh (UKVI). Họ chỉ yêu cầu phỏng vấn khi:

  • Có sự thiếu nhất quán trong đơn xin thị thực UKVI bao gồm thông tin sai lệch hoặc thiếu sót
  • Gap year quá lớn mà không có lịch sử làm việc hay hoạt động cụ thể trong thời gian đó
  • Chọn lĩnh vực khác biệt hoàn toàn so với ngành học trước đây
  • Nghi ngờ tính minh bạch của các thông tin trong bộ hồ sơ

Mục đích của việc phỏng vấn visa du học Anh là để:

  • Đánh giá độ uy tín của bộ hồ sơ 
  • Cũng như đánh giá đương đơn có đủ điều kiện hay không

Buổi phỏng vấn có thể diễn ra trực tiếp tại trung tâm tiếp nhận thị thực (VFS) hoặc online qua Skype. Nó thường kéo dài khoảng 30 phút. Và, trong suốt buổi phỏng vấn, bạn sẽ được hỏi hàng loạt câu hỏi về:

  • Quá trình học tập tại Việt Nam
  • Lịch sử du lịch 
  • Trường học mà bạn đăng ký, chương trình học của bạn
  • Tại sao bạn lại chọn trường này mà không phải trường khác?
  • Tại sao bạn muốn học tập tại Anh?
  • Trong thời gian học tại Anh, bạn dự định sống ở đâu?
  • Bạn chi trả cho việc học của mình như thế nào?
  • Bạn dự định làm gì sau khi học xong?

Buổi phỏng vấn hoàn toàn bằng tiếng Anh. Do đó, bạn phải có khả năng giao tiếp thuần thục để hiểu và trả lời câu hỏi.

>>> Đọc thêm bài viết “Chứng minh tài chính khi du học Anh

Một buổi phỏng vấn visa du học Anh diễn ra như thế nào?

Quy Trinh Phong Van Visa Du Hoc Anh

1. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và mã số xác nhận trước khi tham gia phỏng vấn

Trước khi đến phỏng vấn, bạn cần kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ phục vụ cho buổi phỏng vấn đã đủ hay chưa. 

  • Bảng điểm, học bạ, giấy xác nhận kết quả học tập
  • Chứng chỉ tiếng Anh
  • Các giấy tờ xác minh nhân thân
  • Giấy tờ chứng minh tài chính 

Bạn cần in bản khai xin visa đã điền và mã số hồ sơ bắt đầu bằng GWF.

2. Lấy dấu vân tay và chụp ảnh khuôn mặt để xác minh danh tính

Khi chụp ảnh, bạn lưu ý không đeo kính, đội mũ hay bất kỳ vật dụng gì khiến khuôn mặt bạn không được nhìn rõ.

3. Đợi gọi vào phỏng vấn

Thời gian chờ có thể từ 15 – 20 phút tùy vào lượng người tham gia phỏng vấn hôm đó.

4. Phỏng vấn visa du học Anh

Tiến hành phỏng vấn cùng nhân viên lãnh sự

5. Nhận kết quả thông báo qua email 

Họ sẽ gửi kết quả thông báo qua email bạn đăng ký khi nộp hồ sơ. Nếu được chấp nhận, visa sẽ được dán vào hộ chiếu của bạn. Trường hợp bị từ chối, bạn sẽ nhận được một lá thư giải thích lý do từ chối.

Hướng dẫn cách trả lời những câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn xin visa du học Anh

Tại sao bạn chọn du học tại Vương quốc Anh?

Du Hoc Anh

Vương quốc Anh có lịch sử lâu đời về phát triển tài chính

Câu hỏi này đòi hỏi bạn phải nắm được những điểm mạnh của nền giáo dục Anh

Ví dụ, bạn chọn học ngành Tài chính. Bạn có thể trình bày rằng Vương quốc Anh có lịch sử lâu đời về phát triển tài chính.

London là trung tâm tài chính lớn thứ hai trên thế giới. Bên cạnh đó, Edinburgh cũng được xếp hạng #21 trên thế giới về ngành dịch vụ tài chính năm 2021. Đó là lý do vì sao bạn quyết định chọn Anh làm điểm đến du học.

Lưu ý, đừng quên nhấn mạnh kiến thức học tập tại Anh sẽ giúp bạn nâng cao triển vọng nghề nghiệp của bản thân như thế nào. 

Bạn đã từng đến Anh bao giờ chưa?

Đối với câu hỏi này, nếu bạn từng đến Vương quốc Anh trước đây, hãy cung cấp thông tin chi tiết về mục đích chuyến đi và thời gian lưu trú của bạn. Còn nếu bạn chưa đến Anh bao giờ thì chỉ cần trả lời “không”.

Điều gì thúc đẩy bạn chọn trường này?

Ở câu hỏi này, bạn nên vào website trường đọc thật kỹ các mục như “Why choose us”, “Rankings”,… để có câu trả lời đầy đủ. Đồng thời, đừng quên nhấn mạnh những lợi ích mà trường có thể cung cấp đối với ngành học bạn lựa chọn.

Ai sẽ chi trả tài chính cho bạn khi học tập tại Anh?

Nếu ba mẹ là người tài trợ cho việc du học của bạn, hãy trình bày rõ ràng nguồn thu nhập của họ.

  • Mỗi tháng họ có thu nhập như thế nào?
  • Nguồn thu nhập đến từ đâu? (Tiền lương hằng tháng/ Lợi nhuận của công ty/ Công việc kinh doanh, buôn bán/ Lợi nhuận từ chia cổ phần,..). 

Bạn hãy hỏi ba mẹ cũng như nghiên cứu lại hồ sơ đã nộp một cách chi tiết. Điều này giúp bạn tránh trường hợp hồ sơ nộp một đường, trả lời phỏng vấn một nẻo.

Trường hợp bạn có khoản vay sinh viên, hãy đưa ra các chi tiết có liên quan. Tổ chức nào tài trợ? Hình thức chi trả thế nào?

Bạn học trường nào tại Việt Nam?

Với câu hỏi này, bạn cần đưa ra thông tin cơ bản về trường đã học. Nếu đó là trường chuyên, hãy nhấn mạnh tỷ lệ chọi bao nhiêu để có thể vào được ngôi trường đó. 

Ngoài ra, bạn cũng cần cung cấp thêm việc học trước đây phù hợp thế nào với chương trình học bạn chọn tại Anh. Hoặc, nó ảnh hưởng thế nào đến việc quyết định du học Anh của bạn.

Bạn có bạn bè hay người thân đang sống tại Anh không?

Nếu bạn có người thân hoặc bạn bè ở Vương quốc Anh, hãy chia sẻ chi tiết mối quan hệ của bạn với họ.

Bạn sẽ ở đâu tại Anh?

Cung cấp địa chỉ nơi bạn dự định lưu trú theo quy trình xin thị thực.

Dự định của bạn sau khi hoàn thành khóa học tại Anh như thế nào?

Mục đích của câu hỏi này nhằm xác định xem bạn có ý định định cư lâu dài tại Anh hay không. 

Bạn có ý định ở lại Anh sau khi học xong và tìm việc làm để tích lũy kinh nghiệm chuyên môn, với mục tiêu cuối cùng là có được PR? Mặc dù đây là mục tiêu hoàn toàn chính đáng, nhưng tốt hơn hết bạn không nên chia sẻ nó trong buổi phỏng vấn.

Hãy thể hiện bạn sẽ quay về Việt Nam sau học xong và ứng tuyển vào một công ty nào đó. Nếu được, hãy nêu tên cụ thể của công ty đó. 

Trường hợp, công ty đó là của gia đình, hãy trả lời: “Sau khi học xong tôi sẽ về Việt Nam để làm việc cho công ty của ba mẹ mình ở vị trí [X]. Ba mẹ tôi rất hy vọng những kiến thức tôi học được tại Anh sẽ giúp công việc kinh doanh phát triển hơn.”

Trên đây là những câu hỏi căn bản nhất mà hầu như buổi phỏng vấn nào cũng có. Ngoài ra, họ sẽ hỏi thêm nhiều câu hỏi khác nhằm xác định rõ mục đích du học của bạn.

>>> Đọc thêm bài viết “02 loại visa làm việc tại Anh sau tốt nghiệp

Kinh nghiệm phỏng vấn visa du học Anh thành công

Buổi phỏng vấn sẽ trở nên bớt căng thẳng hơn nếu bạn biết những tips dưới đây.

Trước buổi phỏng vấn

Luyện tập trả lời liên tục 

Bạn có thể luyện tập câu trả lời trước gương. Hoặc nhờ người thân, bạn bè giỏi tiếng Anh luyện tập cùng bạn. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện sự tự tin và rèn luyện ngôn ngữ cơ thể của mình.

Nghiên cứu kỹ về trường học, ngành học, lộ trình học tập tại trường

Bạn có thể tìm hiểu thông tin chi tiết về trường học và ngành học yêu thích bằng cách:

  • Tra cứu thông tin trên website chính thức của trường
  • Liên hệ tư vấn viên của công ty bạn làm hồ sơ du học (nếu có)
  • Kết nối với các sinh viên, cựu sinh viên Việt Nam đã/đang học tại trường
  • Tham gia các buổi Workshop hay Webinar để trao đổi trực tiếp cùng đại diện trường

Nghỉ ngơi, thư giãn 02 ngày trước phỏng vấn

Tinh thần và tâm lý là những yếu tố then chốt quyết định buổi phỏng vấn có thành công hay không.

Do đó, 02 ngày trước khi buổi phỏng vấn diễn ra, bạn đừng luyện tập thêm nữa. Nếu có thể, bạn hãy ra ngoài hít thở khí trời và để tinh thần được thả lỏng.

Và, cũng đừng quên ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý để có năng lượng tốt nhất khi bước vào buổi phỏng vấn.

Trong buổi phỏng vấn visa du học Anh

Trang phục chuyên nghiệp

Phong Van Du Hoc Anh

Hãy xem buổi phỏng vấn thị thực như một cuộc phỏng vấn xin việc. Do đó, bạn hãy chọn trang phục chuyên nghiệp, mang đến sự thoải mái tự tin khi mặc. 

Vẻ ngoài gọn gàng, chỉn chu sẽ tạo ấn tượng tích cực đầu tiên và nâng cao sự tự tin của bạn.

Chào hỏi nhân viên phỏng vấn và giới thiệu bản thân

Bước vào phòng phỏng vấn một cách tự tin, chào nhân viên phỏng vấn bằng câu “chào buổi sáng” hoặc “chào buổi chiều” thân thiện. Đồng thời, giới thiệu bản thân bằng một cái bắt tay chắc chắn.

Điều này thể hiện tính chuyên nghiệp và tạo ra bầu không khí tích cực cho buổi phỏng vấn.

Chăm chú lắng nghe câu hỏi và trả lời rõ ràng

Hãy lắng nghe kỹ các câu hỏi phỏng vấn và đưa ra câu trả lời rõ ràng và ngắn gọn. Đi thẳng vào trọng tâm vấn đề và giải quyết câu hỏi một cách trực tiếp. 

Đừng trả lời lan man, dài dòng. Điều này sẽ khiến nhân viên phỏng vấn mất kiên nhẫn với bạn.

Trường hợp không nghe rõ câu hỏi, hãy nhờ họ lặp lại. Tránh trường hợp đưa ra câu trả lời mà chưa rõ câu hỏi. Điều này có thể khiến bạn gặp những rắc rối không đáng có.

Tương tự, nếu tốc độ của người phỏng vấn quá nhanh khiến bạn không thể theo kịp, hãy lịch sự yêu cầu họ nói chậm hơn.

Luôn luôn trung thực

Nếu bạn không biết câu trả lời, hãy thành thật thừa nhận điều đó. Nhân viên phỏng vấn được đào tạo để nhận ra sự không trung thực. Vì vậy, nếu không chắc chắn điều gì, tốt nhất bạn nên thẳng thắn với họ.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn tự tin hơn khi tham gia phỏng vấn visa du học Anh.

Nếu bạn cần hỗ trợ, đừng ngần ngại liên hệ Koru Education. Chúng tôi có tỷ lệ học sinh đạt visa từ 95 – 100%. Vì vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn dịch vụ tư vấn du học của chúng tôi.

  • This field is for validation purposes and should be left unchanged.