Khoa học máy tính là ngành học có sức hút mãnh liệt trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Đó cũng là lý do mà nhiều bạn lựa chọn “dấn thân” vào ngành học này. Nếu một số bạn chọn học tập tại Việt Nam thì nhiều bạn khác lại chọn đi du học ở một quốc gia phát triển, cụ thể là New Zealand, để nâng cao kiến thức của bản thân. Trong bài viết này, cùng Koru Education tìm hiểu tường tận về du học ngành Khoa học máy tính tại New Zealand sẽ như thế nào nhé!
>>> Du học New Zealand nên chọn ngành học nào?
Ngành khoa học máy tính là gì? Học gì?
Khoa học máy tính là một lĩnh vực nghiên cứu rộng lớn về máy tính và hệ thống tính toán, bao gồm mọi thứ:
- Các thuật toán tạo nên phần mềm
- Cách phần mềm tương tác với phần cứng
- Cách phần mềm được phát triển và thiết kế như thế nào.
Khoa học máy tính áp dụng các nguyên tắc toán học, kỹ thuật và logic cho rất nhiều chức năng, bao gồm xây dựng thuật toán, phát triển phần mềm và phần cứng cũng như trí tuệ nhân tạo.
Ngoài ra, khoa học máy tính cũng nghiên cứu về thiết kế mạng và máy tính, mô hình hóa dữ liệu và quy trình thông tin.
Một trong những chuyên ngành với tốc độ phát triển cực nhanh và nhu cầu nhân lực cực lớn của Khoa học máy tính là:
- Trí tuệ nhân tạo (AI)
- Công nghệ trò chơi (Gaming Industry)
- Khoa học dữ liệu (Data Science)
- An ninh mạng (Cybersecurity)
Khi học ngành này, bạn sẽ được học về thiết kế, phát triển và phân tích phần mềm cũng như phần cứng, ứng dụng để giải quyết các vấn đề trong nhiều bối cảnh khoa học, xã hội và kinh doanh khác nhau.
Bạn sẽ được học gì với ngành Khoa học máy tính?
Dưới đây là những điều bạn sẽ được học khi đăng ký khóa Khoa học máy tính của University of Auckland:
- Cách thông tin được lưu trữ trong máy tính (cấu trúc và quản lý dữ liệu).
- Cách máy tính được yêu cầu phải làm gì (thuật toán và ngôn ngữ lập trình).
- Cách hệ thống hoạt động (kiến trúc máy tính và phần mềm hệ thống).
- Cách máy tính được kết nối (truyền thông dữ liệu, mạng lưới và siêu phương tiện)
- Cách mà máy tính có thể được sử dụng (ứng dụng).
- Những gì máy tính có thể làm và những hạn chế của chúng (lý thuyết tính toán và độ phức tạp).
Học phí du học New Zealand ngành Khoa học máy tính
Học phí sẽ thay đổi tùy vào trường mà bạn chọn và thời điểm bạn du học. Chẳng hạn như, học phí của năm 2024 có thể sẽ thấp hơn so với năm 2025 do học phí được điều chỉnh dựa trên tỷ lệ lạm phát hằng năm.
Koru Education sẽ lấy đại học Auckland University of Technology làm ví dụ. Học phí chương trình Bachelor of Computer and Information Sciences của trường dành cho sinh viên quốc tế khoảng NZ$39.446 (cho 120 points).
Để tư vấn chính xác học phí, bạn có thể liên hệ đội ngũ tư vấn viên của Koru Education.
>>> Đọc thêm bài viết “Tất tần tật về chi phí du học New Zealand”
Du học ngành khoa học máy tính tại New Zealand ra trường làm gì?
Sau khi tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính, bạn có thể làm việc ở một trong những vị trí được gợi ý bên dưới. Lưu ý, một vài vị trí có thể yêu cầu bằng cấp sau đại học.
Lập trình viên Backend (hoặc Kỹ sư phần mềm)
- Tập trung vào khía cạnh kinh doanh của giải pháp phần mềm (dựa trên website).
- Biến mong đợi của khách hàng thành các chương trình chất lượng cao.
- Xây dựng nguyên mẫu để chứng minh tính khả thi hoặc khả năng kinh tế của một phần mềm.
- Kiểm tra và bảo trì phần mềm hiện có.
Lập trình web (hoặc lập trình viên front-end)
- Giải quyết các vấn đề về khả năng tiếp cận (tức là làm thế nào để người khiếm thị hoặc người cao tuổi có thể sử dụng hệ thống phần mềm).
Lập trình game
- Phát triển game từ bảng vẽ câu chuyện.
- Áp dụng các công nghệ và phương pháp tiên tiến để phát triển, thử nghiệm và tung ra các trò chơi.
Lập trình điện thoại
- Thiết kế các ứng dụng di động hấp dẫn.
Kỹ sư cơ sở hạ tầng và an ninh
- Chăm sóc cơ sở hạ tầng của hệ thống công nghệ thông tin.
- Thiết kế, triển khai và bảo trì máy tính, thiết bị mạng và quy trình bảo mật.
- Theo dõi trạng thái của mạng lưới trong thời gian thực.
Chuyên viên phân tích kinh doanh và trí tuệ doanh nghiệp
- Áp dụng các kỹ năng toán học và phân tích để hiểu được các dữ liệu.
- Giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định sáng suốt về cơ sở hạ tầng hoặc các khía cạnh về tiếp thị.
Tư vấn công nghệ thông tin
- Ước tính chi phí triển khai một giải pháp kỹ thuật hoặc kinh doanh cụ thể.
Mức lương của ngành Khoa học máy tính tại New Zealand
Mức lương của chuyên viên Khoa học máy tính ở New Zealand khá đa dạng, tùy thuộc vào kinh nghiệm, kỹ năng, khu vực làm việc. Mức lương trung bình khoảng NZ$141.000, với mức thấp nhất là NZ$78.200/năm và cao nhất là NZ$236.000/năm (theo trang salaryexplorer.com). Trong đó:
- 65% có thu nhập từ NZ$89.900 – NZ$124.000/năm
- 20% kiếm NZ$89.900 hoặc thấp hơn
- 10% rơi vào khoảng từ NZ$124.000 – NZ$140.000/năm
- 5% từ NZ$140.000 trở lên
>>> Đọc thêm bài viết “TOP 5 ngành dễ định cư tại New Zealand bạn không nên bỏ qua”
Các trường đào tạo ngành Khoa học máy tính hàng đầu tại New Zealand
Đại học Auckland (University of Auckland)
Trường xếp hạng #169 các trường đại học hàng đầu thế giới về ngành Khoa học máy tính (theo U.S.News & World Report)
Được thành lập năm 1883, đại học Auckland là trường đại học nghiên cứu hàng đầu, luôn hướng đến chất lượng và sự xuất sắc trong tất cả các chương trình giảng dạy của trường.
Những thành tích nổi bật của University of Auckland:
- Xếp hạng #65 trong bảng xếp hạng QS University World Rankings 2025, trở thành trường đại học được xếp hạng cao nhất tại New Zealand.
- Trường nhận được đánh giá 5* cộng theo QS Stars University Rating cho sự xuất sắc trong các hạng mục:
- Chất lượng giảng dạy
- Nghiên cứu
- Khả năng tuyển dụng
- Đổi mới
- Quốc tế hóa và Tính toàn diện
Victoria University Wellington
Trường xếp hạng #349 các trường đại học hàng đầu về ngành Khoa học máy tính (theo U.S.News & World Report)
Được thành lập năm 1897 và bắt đầu giảng dạy từ tháng 4.1899, đại học Victoria Wellington là một trong những trường đại học lâu đời và uy tín nhất tại New Zealand với thành tích học tập đầy tự hào.
Ban đầu, đại học Victoria Wellington chỉ có một cơ sở duy nhất ở Kelburn với chưa đến 260 sinh viên. Sau đó, trường đã phát triển thành một mạng lưới các khu học xá, trung tâm nghiên cứu, học viện và đối tác trên toàn thế giới.
Những “con số biết nói” về Victoria University Wellington:
- Nằm trong TOP 2% các trường đại học hàng đầu thế giới (theo QS World University Rankings).
- Trường là một trong 13 trường đại học duy nhất trên thế giới đạt tối đa 5* cộng trong bảng xếp hạng QS Stars.
- Wellington School of Business and Government là một trong những khoa thương mại ưu tú trên toàn thế giới, sở hữu cả 3 chứng nhận danh giá:
- EQUIS
- AACSB (Kinh doanh)
- AMBA
Massey University
Trường xếp hạng #562 các trường đại học hàng đầu về ngành Khoa học máy tính (theo U.S.News & World Report)
Được thành lập vào năm 1927, đại học Massey là một trong những tổ chức giáo dục hàng đầu của New Zealand. Mỗi năm, trường đều tổ chức các kỳ thực tập và làm việc trong môi trường chuyên nghiệp. Ngoài ra, Massey University còn cung cấp dịch vụ:
- Định hướng khóa học
- Hỗ trợ chuẩn bị CV
- Luyện tập kỹ năng trả lời phỏng vấn cho sinh viên trong suốt thời gian học
Những điều khiến bạn tự hào khi trở thành sinh viên của trường:
- Suốt 4 năm liền, đại học Massey Te Kunenga ki Pūrehuroa lọt vào TOP 300 trường đại học hàng đầu trên thế giới, với vị trí thứ #239 trong bảng xếp hạng QS World University Ranking 2025, tăng 53 hạng so với năm 2023.
- Trường được xếp hạng 5* cộng trong bảng xếp hạng QS World University Rankings.
Auckland University of Technology
Trường xếp hạng #585 các trường đại học hàng đầu về ngành Khoa học máy tính (theo U.S.News & World Report)
AUT là trường đại học lớn thứ hai ở Aotearoa New Zealand. Các chương trình giảng dạy của trường luôn cung cấp cho sinh viên từ kiến thức học thuật đến kỹ năng làm việc. Điều này giúp sinh viên gặt hái thành công trong thế giới đầy biến động.
Những thành tích nổi bật của trường:
- AUT xếp hạng #412 trong bảng xếp hạng QS World University Rankings 2025.
- Nằm trong TOP 25 thế giới về triển vọng quốc tế, và hạng #1 tại New Zealand theo bảng xếp hạng Times Higher Education World University Rankings 2023.
- Được đánh giá 5* bởi tổ chức xếp hạng đại học thế giới QS về các hạng mục:
- Giảng dạy
- Cơ hội việc làm
- Nghiên cứu
- Quốc tế hóa
- Tác động môi trường
- Cơ sở vật chất
- Thể thao (chuyên ngành)
- 94% sinh viên tốt nghiệp từ trường có việc làm được trả lương trong vòng 9 tháng.
Những tips khi du học New Zealand ngành Khoa học máy tính
Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ (BLS) dự báo ngành Khoa học máy tính sẽ phát triển bền vững, mạnh mẽ đến năm 2030, với nhu cầu lớn về các chuyên gia kỹ thuật phần mềm, khoa học dữ liệu và an ninh mạng.
Do đó, bạn có thể thấy tiềm năng của ngành này trong tương lai cực kỳ triển vọng.
Và, để đáp ứng tốt nhu cầu thị trường lao động khi ra trường, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cũng như những kỹ năng mềm cần thiết.
Chủ động học hỏi mọi thứ
Bạn nên dành thời gian dùng Google và tìm hiểu những kỹ năng mà các công ty công nghệ đang tìm kiếm. Đặc biệt, là những công ty mà bạn mơ ước làm việc trong tương lai. Sau đó, đăng ký thêm các khóa học bổ trợ online bên cạnh việc học trên lớp.
Ngoài ra, bạn cũng có thể xây dựng trang web hoặc thực hiện các dự án cá nhân để tổng hợp và kiểm tra kiến thức của bản thân.
Đừng để nước đến chân mới nhảy
Khoa học máy tính là ngành học yêu cầu bạn phải làm việc, học tập liên tục. Có rất nhiều thông tin phải nạp vào não bộ mỗi ngày. Các bài tập được giao cũng tương đối phức tạp và chuyện hoàn thành trong một đêm là điều không thể. Vì vậy, bạn nên bắt tay vào làm bài ngay khi nó được giao. Tốt nhất là, mọi thứ phải sẵn sàng trước thời hạn một tuần.
Đừng là một “chú sói đơn độc”
Đối với một sinh viên Khoa học máy tính thì việc chủ động và tự thúc đẩy bản thân là điều vô cùng tuyệt vời. Tuy nhiên, đừng quên rằng, khi đi làm bạn sẽ làm việc nhóm rất nhiều. Do đó, trang bị một số kỹ năng liên quan đến teamwork là rất cần thiết. Và, bạn có thể trau dồi những kỹ năng này trong quá trình học thông qua việc lập nhóm học tập. Có một nhóm học tập tốt sẽ khiến bạn thích gặp gỡ, chia sẻ ý tưởng và cùng nhau tạo nên những dự án thú vị.
Học nhiều cũng đừng quên dành thời gian thư giãn
Học ngành Khoa học máy tính sẽ khá vất vả vì bạn phải học nhiều hơn, nghiên cứu nhiều hơn và thực hành nhiều hơn. Nhưng đừng vì vậy mà quên đi việc dành thời gian thư giãn cho bản thân. Hãy gặp gỡ bạn bè, tham gia các câu lạc bộ và hoạt động dành cho sinh viên để cuộc sống du học thêm thú vị bạn nhé!
Koru Education hy vọng qua những thông tin ở trên bạn đã nắm cơ bản về du học ngành Khoa học máy tính tại New Zealand. Nếu bạn cần tư vấn thêm về ngành học này cũng như trường học, đừng ngần ngại liên hệ Koru Education để được hỗ trợ tốt nhất nha!
>>> Đọc thêm bài viết “Du học New Zealand ngành Marketing có gì thú vị?”